banner thang 1
banner thang 1

Bà bầu nổi mụn ở mặt và những điều mẹ bầu cần biết về mụn


Ngoài cơ thể thay đổi, da mặt trở nên xấu, xuất hiện nhiều nám và tàn nhang. Bà bầu nổi mụn ở mặt là hiện tượng không quá xa lạ đối với phụ nữ mang thai. Tình trạng mụn sẽ nặng nhẹ tùy vào cơ địa của mỗi người cũng như cách chăm sóc làn da. Tuy nhiên, việc xuất hiện mụn ồ ạt luôn khiến các mẹ bầu lo lắng và căng thẳng.

Tại sau mụn lại xuất hiện khi phụ nữ mang thai?

Mặc dù là hiện tượng thường thấy, nhưng ít ai có thể giải thích cụ thể tại sao bà bầu nổi mụn ở mặt nhiều hơn thời gian bình thường. Nguyên nhân là do:

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi rất nhiều, nó không đồng đều mà trở nên rối loạn, không kiểm soát. Lúc này, cơ thể của người phụ nữ tiết ra chất androgen rất nhiều. Chính chất này đã kích thích sự tiết dầu của các tuyến bã nhờn trên da, từ đó làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn hình thành, phát triển.

Không chỉ ở mặt, mụn còn xuất hiện ở lưng, cổ thậm chí ở bắp tay.

Mụn xuất hiện vào những tháng đầu thai kỳ và trở nặng, nhiều hơn theo thời gian. Cho đến khi sinh em bé, cơ thể của mẹ bắt đầu quay về ổn định. Thì lúc này, mụn mới thuyên giảm và dễ kiểm soát hơn.

Mẹ bầu nổi mụn ở mặt là hiện tượng phổ biến
Mẹ bầu nổi mụn ở mặt là hiện tượng phổ biến

Mặc dù biết vậy, nhưng vì thời gian mang thai khiến mẹ bầu rất mệt mỏi. Khi mụn mọc và phát triển quá nhiều, khi không xử lý tốt, mụn sẽ để lại vết thâm, sẹo mụn. Điều này càng khiến các mẹ thêm buồn phiền và mất đi tự tin. Ai ai cũng mong muốn có được phương pháp điều trị mụn an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số loại mụn thường gặp ở mẹ bầu

Mụn khi mang thai hầu hết là mụn từ bên trong cơ thể, là một nội tiết. Vậy nên, một số loại mụn phổ biến bởi nguyên nhân này như:

  • Mụn đầu đen.
  • Mụn đầu trắng.
  • mụn sưng, viêm.
  • Mụn mủ.
  • Mụn bọc.

Cách điều trị da mụn  cho mẹ bầu

Bà bầu nổi mụn ở mặt hầu hết là do nội tiết bên trong cơ thể gây tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Vậy nên, để giải quyết vấn đề này, các mẹ cần đảm bảo 2 điều sau đây:

Luôn giữ da mặt được sạch sẽ

Nguyên nhân chính khiến mụn hình thành chính là dầu nhờn tiết ra gây bít lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông bị viêm. Vậy nên, nếu muốn không có mụn, bạn phải đảm bảo trên da không thừa dầu nhờn, không có bụi bẩn và da luôn sạch sẽ.

Để hạn chế mụn, đầu tiên hãy giữ da luôn sạch sẽ
Để hạn chế mụn, đầu tiên hãy giữ da luôn sạch sẽ

Để có một làn da sạch, hãy chăm chỉ skincare đầy đủ các bước 2 lần/ ngày. Vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nhưng hãy lưu ý, khi mang thai, lượng dầu nhờn tiết ra mạnh hơn những ngày bình thường. Vậy nên, dù đã skincare 2 lần/ ngày. Vào thời gian giữa ngày, hãy sử dụng nước muối sinh lý, thấm cùng bông tẩy trang và tẩy rửa mặt thường xuyên.

Nước muối sinh lý có chức năng kháng viêm, chống khuẩn, cân bằng độ ẩm cho da và loại bỏ dầu thừa hiệu quả. Vậy nên, nếu thấy da bắt đầu xuất hiện dầu, hãy dùng nước muối sinh lý để làm sạch nhé!

Lưu ý: Nước muối sinh lý cực kỳ lành tính và có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai. Vậy nên bạn hãy yên tâm.

Chế độ ăn hằng ngày

Là mẹ bầu, cần phải chú ý đến chế độ ăn uống cũng như loại thực phẩm được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Khi bà bầu nổi mụn, lúc này, cần nạp những dưỡng chất tốt cho da mà không gây hại đến thai nhi như: Vitamin A, C, E, kẽm… Tuy nhiên, vì đang mang thai nên trước khi muốn ăn gì, hãy kiểm tra thông tin loại thức ăn đó, mẹ bầu có được phép ăn hay không. Bạn có thể tìm kiếm trên google hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ theo dõi mình.

Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày
Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày

Những lưu ý cho bà bầu nổi mụn ở mặt

  • Nên sử dụng sữa rửa mặt cho da mụn và tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/ tuần.
  • Hạn chế ra nắng từ 10h sáng đến 3h chiều. Đây là lúc ánh nắng mặt trời có độ bức xạ rất cao. Nếu ra ngoài, hãy luôn mang khẩu trang và chống nắng.
  • Không đưa tay lên sờ mụn, cậy mụn, tự ý nặn mụn và điều này sẽ vô tình khiến vi khuẩn từ tay lây sang mụn, khiến mụn trở nên, viêm và dễ để lại sẹo, vết thâm sau khi xử lý.
  • Không dùng thuốc bôi một cách tùy tiện, không có theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ rất tốt cho da và cho trẻ.
  • Ngủ sớm, không thức khuya.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không ăn thực phẩm cay, nóng, hay uống rượu bia trong thời gian mang thai.

Nên tránh xa thức ăn cay, nóng

Trên đây là những thông tin liên quan đến bà bầu nổi mụn ở mặt. Khi mang thai, đây là những kiến thức mà mẹ bầu rất cần phải biết để có thể nhanh chóng điều trị mụn khi vừa mới xuất hiện. Từ đó bạn sẽ kiểm soát tốt tình trạng của mụn. Chúc các chị em áp dụng thành công và không còn mệt mỏi với làn da mụn khi mang thai nữa nhé!

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan