banner thang 1
banner thang 1

Giỗ tổ nghề tóc ngày nào? Cần chuẩn bị những gì?


Giỗ tổ nghề tóc ngày nào? Đây là hoạt động diễn ra thường niên hằng năm của những người theo nghề tóc. Vậy ông tổ nghề là ai? Thời gian diễn ra ngày giỗ tổ và ý nghĩa của nó như thế nào? Nghi thức giỗ tổ cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tổ nghề tóc là ai?

Cũng tương tự những ngành nghề khác, nghề tóc cũng có ông tổ nghề được mọi người thờ cúng. Hiện nay, đa số mọi người đều tin vào giả thuyết ông tổ nghề chính là chí sĩ Nguyễn Quyền (1886 – 1941) – người sáng tác ra bài thơ “cắt tóc”.

Ngoài giả thuyết trên, trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều giả thuyết khác. Nhiều người cho rằng tổ nghề tóc có thể là những nhân vật xuất hiện trong các câu chuyện từ thời Hùng Vương đến thời Lý hoặc cũng có thể là những người được đào tạo nghề để phục vụ cho các phu nhân, bà đầm Pháp. Cho dù là ai thì ông tổ nghề tóc cũng được những người làm nghề hết sức kính trọng.

Ông tổ nghề tóc là người khai sinh và phát triển nghề này
Ông tổ nghề tóc là người khai sinh và phát triển nghề này

Giỗ tổ nghề tóc ngày nào?

Những người mới vào nghề chắc hẳn không khỏi thắc mắc giỗ tổ nghề tóc ngày nào. Giỗ tổ nghề tóc diễn ra vào ngày 15/3 – 16/3 âm lịch hằng năm. Đây là ngày lễ rất quan trọng đối với những người thợ cắt tóc, tạo mẫu tóc chuyên nghiệp và những bạn học viên đang trong quá trình học nghề. Vào ngày này, những người theo nghề sẽ tổ chức lễ cúng để bày tỏ lòng thành với tổ sư.

Mặc dù không ai biết chính xác tại sao lại chọn ngày này. Tuy nhiên theo truyền thuyết kể lại rằng, tại làng Đồng Lầm có ông cụ hiệu là Tảo An đã yểm mạch chính thức trên miếng bia cho nghề thợ cạo (tên gọi của thợ cắt tóc ngày xưa). Sau khi phát hiện miếng bia vào năm 1980, người làm nghề tóc đã chọn được ra ngày giỗ tổ nghề tóc là ngày nào.

Giỗ tổ nghề tóc ngày nào? Ngày diễn ra là 15/3 - 16/3 âm lịch hằng năm
Giỗ tổ nghề tóc ngày nào? Ngày diễn ra là 15/3 – 16/3 âm lịch hằng năm

Ý nghĩa của giỗ tổ nghề tóc

Trong mỗi ngành nghề, người đầu tiên đã sáng tạo hoặc phát triển ngành nghề được gọi là tổ nghề (tổ sư), nghề cắt tóc cũng vậy. Nghề cắt tóc đem lại công việc và thu nhập cho người làm nghề nên việc thực hiện lễ này hết sức cần thiết. Vậy nên vào ngày này, những người theo nghề sẽ tập trung lại và tổ chức lễ giỗ tổ nghề với những ý nghĩa sau đây:

  • Thể hiện lòng thành, cảm tạ, tưởng nhớ, tôn vinh vị tổ nghề đã sáng tạo và phát triển ra ngành nghề.
  • Cầu mong tổ nghề phù hộ cho công việc và sự nghiệp của mình được hanh thông, thuận lợi cho năm tiếp theo.
  • Tạo tâm lý thoải mái, có chỗ dựa tinh thần để cố gắng hoàn thành và phát triển công việc.
  • Gìn giữ nét đẹp văn hóa dân gian của nước ta nói chung và nghề tóc nói riêng.
  • Là dịp tụ tập để chia sẻ, hàn huyên của những người cùng làm nghề, qua đó làm tăng sự gắn kết giữa họ.
Giỗ tổ nghề tóc có ý nghĩa tưởng nhớ, cảm tạ và tôn vinh tổ sư
Giỗ tổ nghề tóc có ý nghĩa tưởng nhớ, cảm tạ và tôn vinh tổ sư

Những ai nên cúng ngày giỗ tổ nghề tóc?

Sau khi biết được giỗ tổ nghề tóc ngày nào và ý nghĩa của nó, hãy cùng tìm hiểu những đối tượng nên tham gia lễ cúng này. Lễ giỗ tổ nghề là nghi thức có ý nghĩa quan trọng trong nghề cắt tóc. Hằng năm, lễ cúng được tổ chức để những thế hệ đang làm nghề thể hiện sự tôn trọng và lòng thành đến người đi trước. Sau đây là những người nên thực hiện lễ cúng tổ nghề tóc:

  • Những thợ cắt tóc, người tạo mẫu tóc chuyên nghiệp đang hành nghề.
  • Những người làm công việc cắt tóc như một nghề tay trái.
  • Những người đang học nghề cắt tóc.
  • Những người không cắt tóc nhưng buôn bán, kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ liên quan đến nghề tóc.
Những người làm cắt tóc và công việc liên quan nên tham gia lễ giỗ tổ
Những người làm cắt tóc và công việc liên quan nên tham gia lễ giỗ tổ

Giỗ tổ nghề tóc cần chuẩn bị những gì?

Để giúp lễ giỗ tổ nghề cắt tóc diễn ra trang nghiêm và thể hiện được lòng thành của những người tham dự, bạn cần chuẩn bị kỹ càng những nội dung gồm: Mâm cúng, thời gian cúng và văn khấn.

Mâm cúng

Mâm cúng là yếu tố không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Vậy nên việc chuẩn bị mâm cúng cho ngày lễ giỗ tổ nghề cũng cần chuẩn bị tươm tất. Thực tế, mâm cúng thường được linh động theo từng địa phương và điều kiện kinh tế của gia chủ. Vậy nên bạn có thể sử dụng các lễ vật phù hợp. Sau đây là gợi ý mâm cúng đầy đủ nhất đến từ chia sẻ của một người làm nghề cho bạn tham khảo:

  • 1 đĩa xôi gấc đỏ hoặc xôi nếp trắng.
  • Gà luộc nguyên con hoặc heo quay nguyên con, kích thước tùy vào quy mô của buổi lễ.
  • 1 đĩa bánh bao, 1 tô cháo trắng hoặc bánh chưng, bánh tét. Có thể cúng 1 hoặc nhiều loại vật phẩm khác nhau.
  • 1 bát chè đậu trắng hoặc chè trôi nước.
  • 1 quả trứng luộc, 1 đĩa chả lụa hoặc 1 đĩa thịt heo luộc (có thể cúng 1 hoặc cả 3).
  • 1 đĩa trái cây ngũ quả.
  • 1 bình hoa tươi (hoa cúc càng tốt).
  • 1 đĩa trầu cau.
  • 1 chén muối trắng.
  • 1 chén gạo.
  • 1 chai rượu.
  • 1 gói trà.
  • Nhang và nến.
  • Bộ giấy cúng tổ nghề cắt tóc.
  • Các dụng cụ ngành nghề như kéo cắt tóc, lược,…
Mâm cúng của lễ giỗ tổ nghề
Mâm cúng của lễ giỗ tổ nghề

Thời gian

Như chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã biết lễ giỗ tổ nghề tóc ngày nào. Thời gian thực hiện nghi thức giỗ tổ nghề tóc tùy theo sắp xếp của mỗi người để thuận lợi và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Bạn có thể cân nhắc thời gian phù hợp.

Mắc dù có thể thực hiện lễ cúng trong bất kỳ khung giờ nào, tuy nhiên bạn nên thực hiện nó từ ngày 15/3 đến trước 12 giờ trưa ngày 16/3 âm lịch để tránh lỡ thời gian. Đặc biệt, rất nhiều người lựa chọn thực hiện cúng tổ vào buổi sáng ngày 16/3 vì cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhất.

Văn khấn

Hiện nay có nhiều mẫu văn khấn khác nhau được lưu tuyền. Tuy có một số điểm khác biệt nhưng tất cả đều có bố cục tương tự và thể hiện được lòng thành, tâm ý của người làm nghề. Sau đây là mẫu văn khấn tổ nghề cắt tóc thông dụng nhất hiện nay.

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chúng con xin kính lạy chín phương trời, các vị mười phương Chư Phật, các vị Chư Phật mười phương.

Chúng con xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Chúng con xin kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trọng xứ này.

Tín chủ con là … (đầy đủ họ tên, nếu có nhiều người thì đọc hết tên tất cả).

Ngụ tại … (địa chỉ)

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …  âm lịch là ngày lành tháng tốt.

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, với hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, chúng con thành tâm kính mời: Ngài Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng,  chúng con kính mời ngài Bản xứ Thổ Địa, chúng con kính mời ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Chúng con kính mời Thánh tổ nghề Tóc

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề Tóc thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con chuẩn bị với lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

Văn khấn lễ giỗ tổ nghề tóc cần được chuẩn bị kỹ lưỡng
Văn khấn lễ giỗ tổ nghề tóc cần được chuẩn bị kỹ lưỡng

Nghi thức cúng giỗ tổ nghề tóc

Các buổi lễ cúng tổ nghề thực hiện tại nhà hay được tổ chức quy mô lớn đều cần được thực hiện đúng nghi thức để diễn ra trang nghiêm và thuận lợi. Trước khi thực hiện, gia chủ và những người tổ chức cần lưu ý lựa chọn vị trí đặt bàn thờ ở nơi thích hợp. Sau đó đảm bảo các bước nghi thức như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lễ vật cúng, trình bày tươm tất, gọn gàng lên khu vực bàn thờ.
  • Bước 2: Người đại diện đứng ra chào hỏi mọi người và chủ trì buổi lễ. Lưu ý người này cần tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc lịch sự.
  • Bước 3: Người đại diện thực hiện nghi thức quỳ, lạy và đọc văn khấn. Lúc này nên đọc một cách chậm rãi, cẩn trọng, tránh ấp úng khi đọc.
  • Bước 4: Sau khi người đại diện đọc xong văn khấn và thắp nhang, những người tham dự lần lượt tiến hành quỳ, lạy, khấn và thắp nhang.
  • Bước 5: Sau khi nhang cháy hết, thực hiện hóa vàng và ăn uống.
Nghi thức được thực hiện trong lễ giỗ tổ nghề
Nghi thức được thực hiện trong lễ giỗ tổ nghề

Giỗ tổ nghề tóc ngày nào và ý nghĩa của nó là thắc mắc của nhiều người mới học nghề. Để có lễ cúng tươm tất bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước ngày cúng theo hướng dẫn trên bài viết. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan