Học dốt toán thì làm nghề gì để có được công việc và thu nhập ổn định là băn khoăn của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những ngành học phù hợp cho những ai không học giỏi môn toán.
Học không giỏi toán có thi được đại học không?
Khi tìm hiểu các ngành nghề thì học dốt toán thì làm nghề gì được nhiều bạn trẻ quan tâm. Chúng ta cần biết rằng không phải ai cũng học tốt tất cả các môn học, mỗi người đều có thế mạnh riêng. Vậy nên các bạn không cần quá lo lắng khi học không giỏi môn toán.
Vậy học không giỏi toán có thi được đại học không? Câu trả lời là CÓ. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký thi các ngành nghề tuyển sinh khối xã hội (khối C và khối D). Hoặc lựa chọn các ngành học không bắt buộc thi môn toán như các ngành về âm nhạc, mỹ thuật, làm đẹp,… Nếu vẫn chưa biết lựa chọn ngành gì, bạn hãy cân nhắc thêm các yếu tố về đam mê hoặc sở thích cá nhân.
Học dốt toán thì làm nghề gì?
Hiện nay có rất nhiều ngành nghề đem lại công việc tốt mà không cần đến kiến thức toán học. Vậy học dốt toán thì làm nghề gì? Hãy cùng tham khảo 15 ngành nghề dưới đây.
Ngành làm đẹp thẩm mỹ
Để theo học nghề làm đẹp thẩm mỹ, bạn không nhất thiết phải giỏi toán. Các chuyên ngành làm đẹp như makeup, spa – chăm sóc da, nail – chăm sóc vẽ móng, phun xăm thẩm mỹ,… chủ yếu yêu cầu cao về trình độ tay nghề. Đa số kiến thức của những ngành này vô cùng chuyên sâu và không liên quan đến toán học.
Nếu yêu thích các công việc làm đẹp, mong muốn trở thành chuyên gia makeup hay kỹ thuật viên spa,… bạn có thể tham gia các lớp học nghề tại trung tâm đào tạo một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa làm đẹp, bạn cần học đại học để có kiến thức sâu rộng hơn.
Ngành âm nhạc
Nếu có năng khiếu ca hát hoặc sáng tác và tâm hồn nghệ thuật, bạn có thể chọn là âm nhạc. Khi lựa chọn ngành này, bên cạnh việc luyện thanh và chơi nhạc cụ bạn cần học cả lịch sử, lý thuyết, sáng tác và các công nghệ làm nhạc. Những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề mình đang theo đuổi.
Khi có bằng cấp âm nhạc bạn không nhất thiết phải trở thành ca sĩ mà có thể làm nhiều nghề âm nhạc khác như: Nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, sản xuất và thiết kế điện tử, giám đốc ban nhạc, nhân viên tại công ty sản xuất nhạc,…
Ngành mỹ thuật, thiết kế
Nếu bạn có năng khiếu nghệ thuật hoặc có mắt thẩm mỹ tốt, bạn có thể theo học mỹ thuật, thiết kế,… Bạn sẽ được học các kiến thức phối màu, phối cảnh, vẽ,… Tuỳ vào mỗi loại hình nghệ thuật và ngành học cụ thể mà bạn lựa chọn, các nội dung sẽ được đào tạo theo hướng khác nhau. Bạn có thể làm các công việc như: Họa sĩ, nhà thiết kế thời trang, nhà thiết kế nội thất, chuyên gia trang trí,… hoặc các vị trí sáng tạo khác.
Ngành điện ảnh, giải trí
Giải trí là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hiện nay, đặc biệt là điện ảnh và các gameshow. Vì thế các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật đặc biệt đa dạng và có cơ hội việc làm hấp dẫn. Một số công việc phổ biến của ngành này gồm có: Đạo diễn, quay phim, diễn viên, nhà thơ, nhà văn, tiểu thuyết gia, MC,…
Các trường đào tạo nghệ thuật chất lượng mà bạn có thể tham khảo gồm có: Đại học Văn Hóa nghệ Thuật Quân đội, Đại học sư phạm nghệ thuật Trung ương, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành ẩm thực
Ngành ẩm thực bao gồm các công việc chuẩn bị, nấu nướng và trình bày thức ăn dưới dạng các bữa ăn. Khi theo đuổi ngành ẩm thực, bạn sẽ học cách nấu ăn như một chuyên gia. Khi đó các kỹ năng và kiến thức của bạn sẽ phát triển để trở thành đầu bếp và có sự nghiệp trong lĩnh vực này. Bạn cũng sẽ được học thêm các môn về quản lý kinh doanh để có thể điều hành bộ phận hoặc tự mở nhà hàng của riêng mình.
Ngành ngôn ngữ
Đối với những bạn học không quá tốt môn toán, băn khoăn học dốt toán thì làm nghề gì có thể tham khảo các ngành ngôn ngữ. Khi học ngôn ngữ, bạn sẽ không chỉ học về ngôn ngữ đó mà là học chuyên sâu ngôn ngữ học. Chúng bao gồm các kiến thức về lịch sử, văn học, song ngữ, biên dịch, phiên dịch,… Khi bạn hoàn thành chương trình học, bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau như: dịch thuật, phiên dịch, quản lý nội dung, phóng viên tin tức,…
Ngành Truyền thông – Quan hệ công chúng
Truyền thông – Quan hệ công chúng là ngành học năng động, được nhiều bạn trẻ yêu thích. Công việc của nghề này chủ yếu là cung cấp thông tin cho các cộng đồng, nhiều người cùng một lúc, bao gồm các hoạt động như: Phát sóng, quảng cáo, quan hệ công chúng,…
Ngành nghề này không đòi hỏi quá nhiều các kiến thức về toán học, thay vào đó là các kiến thức xã hội, tâm lý hành vi, kỹ năng giao tiếp,… Các công việc sau khi tốt nghiệp của ngành học này rất đa dạng. Bạn có thể làm việc tại các vị trí như: Nhân viên truyền thông, nhân viên xây dựng chiến lược, nhân viên quảng cáo,…
Ngành báo chí
Những bạn e ngại với toàn học và các môn khoa học tự nhiên thường có xu hướng lựa chọn các công việc liên quan đến viết lách. Ngành báo chí là công việc linh hoạt, đáng để bạn tìm hiểu nếu đang băn khoăn chọn ngành. Ngành này chủ yếu tuyển sinh khối C nên bạn có thể phát huy được thế mạnh của mình.
Khi học ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng viết, truyền thông các các kỹ năng mềm cần thiết. Vậy nên sau khi tốt nghiệp, không nhất thiết phải trở thành nhà báo bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như: biên tập viên, phát thanh viên, quay phim,…
Ngành sư phạm mầm non
Nếu bạn yêu thích tương tác và chăm sóc trẻ, chương trình đào tạo mầm non có thể là lựa chọn thích hợp với bạn. Sư phạm mầm non là ngành học có nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội để bạn phát triển. Đặc biệt, để theo học ngành này, bạn không cần học tốt môn toán. Điều kiện đầu vào các trường đào tạo cũng rất dễ dàng.
Công việc của giáo dục mầm non chủ yếu liên quan đến việc chăm sóc, vừa dạy vừa chơi cùng trẻ. Đây là công việc được xã hội đánh giá cao nhờ mang đến tuổi thơ và nền tảng cho trẻ nhỏ. Nếu bạn đang băn khoăn học dốt toán thì làm nghề gì có thể thử sức với công việc này.
Ngành sư phạm (ngoại trừ sư phạm toán)
Sư phạm là khối ngành học truyền thống của nước ta. Mặc dù không còn sức hút như trước nhưng ngành sư phạm có cơ hội việc làm được đảm bảo và thu nhập ổn định. Đặc biệt, chương trình học sư phạm được chính phủ quan tâm và miễn hoàn toàn học phí đối với một số trường công lập.
Các khối thi không có toán bạn có thể xét học sư phạm gồm có C00, C20, M00, M01, M02 M05, M20. Bạn có thể tham khảo Đại học sư phạm Hà Nội và Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trường sư phạm hàng đầu hiện nay tại nước ta.
Ngành tâm lý học
Bạn có thể trở thành một chuyên viên tư vấn tâm lý ngay cả khi không giỏi toán. Sở dĩ vậy là vì ngành học này bao gồm khoa học nghiên cứu về tâm trí con người và các chức năng của nó. Các hành vi tâm lý học của con người được nghiên cứu đa dạng các lĩnh vực riêng bao gồm suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, động lực của con người,… một cách sâu rộng.
Trong chương trình đào tạo ngành tâm lý học, toán học không phải là môn học chính và bắt buộc. Mặc dù đa số các trường đều có môn xác suất thống kê. Tuy nhiên, môn học này nhằm phục vụ cho quá trình phân tích tâm lý, các kiến thức chỉ ở mức cơ bản nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Ngành du lịch
Ngành du lịch nói chung và ngành quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành nói riêng cũng được nhiều học sinh lựa chọn. Thay vì học toán, các kiến thức chủ yếu của chương trình đào tạo ngành này liên quan đến lịch sử, các phong tục tập quán, lễ hội, đặc điểm địa lý và khí hậu,… của các khu vực. Bên cạnh đó là các kiến thức về quản trị du lịch và ngôn ngữ.
Đây là một trong những ngành có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn nhất hiện nay. Bạn có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, quản lý địa điểm du lịch hoặc làm việc tại các công ty lữ hành sau khi tốt nghiệp ngành học này.
Ngành quản trị khách sạn
Quản trị khách sạn là một ngành học hấp dẫn khác cho những bạn không học giỏi môn toán. Để theo học ngành này, bạn có thể dự thi với các khối như C00, D10, D78, D90 và D96,… là những khối không có môn toán.
Các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn vô cùng đa dạng. Ngành nghề này có mức thu nhập tốt cùng cơ hội thăng tiến cao. Một số công việc phổ biến có thể kể đến như: Nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ, quản lý tiền sảnh, chăm sóc khách hàng, tổ trưởng, trưởng ca, quản lý, trưởng bộ phận, giám đốc bộ phận,…
Ngành luật
Nếu bạn yêu thích ngành luật thì cũng không cần lo lắng về thành tích môn toán. Thông thường, ngành luật sẽ bao gồm các kiến thức chuyên sâu về pháp luật, pháp lý, kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… mà không có môn toán. Nếu bạn là người có khả năng biện luận, tranh biện tốt và khả năng phân tích, bạn hoàn toàn có thể phát triển thành và công trong lĩnh vực này.
Ngành Đông phương học
Đông Phương học là một ngành học thú vị với các nội dung đào tạo về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị và địa lý của các quốc gia Đông Nam Á. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, bạn có thể dễ dàng làm việc tại các văn phòng của bộ ngoại giao, đại sứ quán hoặc những công việc khác như giảng dạy, nhân viên văn phòng, nhà văn,…
Trên đây là danh sách 15 ngành học cho câu hỏi học dốt toán thì làm nghề gì. Tất cả các ngành trên đều không yêu cầu cao về kiến thức toán học, đồng thời đều là những ngành nghề có tiềm năng phát triển trong tương lai. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.
Bình luận