banner thang 1
banner thang 1

Nên học đại học hay học nghề để khởi điểm cho sự nghiệp?


Học đại học hay học nghề chính là nỗi băn khoăn của rất nhiều các bạn học sinh trung học, thậm chí ngay cả những ai đã đặt chân vào giảng đường hoặc dang dở công việc học tập đều cần một lời giải đáp. Vậy đâu mới thực sự là hướng đi chính xác? Thảo luận chi tiết hơn về vấn đề qua bài viết bên dưới.

Nên học đại học hay học nghề
Nên học đại học hay học nghề

Sự khác biệt giữa học đại học và học nghề

Trước khi chúng ta đi đến kết luận nên học đại học hay học nghề, công việc quan trọng là các bạn cần có góc nhìn tổng quan về những điểm khác biệt của hai hình thức này. Từ đó có thể đưa ra những phân tích, nhận định chính xác và thiết lập chiến lược định hướng thích hợp với bản thân.

Học đại học

Để có thể đưa ra đánh giá tổng quan về học đại học, chúng ta cần tìm hiểu một số ưu điểm bên dưới.

Ưu điểm:

– Kiến thức chuyên môn: Thông thường, chương trình đào tạo ở các trường đại học sẽ dao động từ 4-5 năm. Tuy nhiên đối với trường quốc tế thì thời gian tốt nghiệp sẽ được rút ngắn hơn tầm 3 năm. Trong quá trình học, yếu tố quan trọng nhất mà sinh viên có thể trang bị đầy đủ chính là kiến thức chuyên môn. Bạn sẽ được trải nghiệm lộ trình giảng dạy từ cơ bản đến nâng cao, với từng giảng viên đảm nhận các bộ môn riêng biệt.

– Mối quan hệ: Ngoài việc tham gia lớp học, đại học chính là môi trường hoàn hảo để các bạn thỏa sức gia nhập câu lạc bộ/đội/nhóm đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua đó, các sinh viên được huấn luyện kỹ năng giao tiếp, đồng thời tiếp xúc với rất nhiều bạn bè đồng trang lứa. Tạo cơ hội học tập, phát triển và có thể sẽ đồng hành cùng nhau trong cả cuộc sống lẫn công việc.

Học đại học mang lại nhiều mối quan hệ
Học đại học mang lại nhiều mối quan hệ

– Giải mã tiềm năng: Khi các bạn sinh viên tham gia nhiều câu lạc bộ, trải nghiệm các khóa đào tạo và thực hành trên giảng đường đại học giúp bạn dễ dàng khám phá ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó khai thác triệt để tiềm năng và mở ra cơ hội công việc trong tương lai. Điều này giúp cho những nhân tố với đa dạng nét tính cách khác nhau, có thể lên kế hoạch và định hướng cụ thể cho sự nghiệp của bản thân.

– Cơ hội việc làm: Lý do chủ chốt khiến nhiều học sinh trung học quyết định đặt chân vào giảng đường chính là cơ hội việc làm. Cầm tấm bằng cử nhân trên tay cùng hệ thống kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản, mang đến cho các bạn sinh viên có thể làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Nhược điểm:

– Thiếu tính ứng dụng: Thực tế, dù hệ thống giáo dục tại Việt Nam đang ngày càng được cải tổ, nâng cấp, nhưng vấn đề mang nặng lý thuyết trong xuyên suốt lộ trình đào tạo vẫn chưa được khắc phục triệt để. Sinh viên đa phần chỉ được tiếp xúc với các con số, lý thuyết sách vở, và thiếu tính ứng dụng để phục vụ cho công việc trong tương lai. Nhiều sinh viên dù cầm tấm bằng loại giỏi, xuất sắc nhưng vẫn đầu hàng trước thị trường cạnh tranh khốc liệt của các từ khóa như kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp,…

– Học phí cao: Nhiều người tự hỏi học đại học hay học nghề bởi sự áp lực về chi phí, vấn đề tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến bậc phụ huynh và các bạn học sinh. Thời gian học tập kéo dài nhiều năm trời cộng hưởng với mức học phí hàng chục triệu đồng, chi phí sinh hoạt tại thành phố cao ngất ngưỡng,…Tất cả đều khiến cho những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn từ bỏ con đường phát triển tri thức.

Chi phí học đại học rất đắt đỏ
Chi phí học đại học rất đắt đỏ

Học nghề

Ngoài việc học đại học, các bạn trẻ vẫn có thể lựa chọn con đường học nghề để tiếp bước sự nghiệp.

Ưu điểm

– Đào tạo kỹ năng thực tế: Nhiều người lựa chọn con đường học nghề bởi quá trình đào tạo thường tập trung vào thực hành. Minh chứng cho thấy các bạn theo học nghề thường sở hữu kỹ năng thuần thục, hoàn toàn có thể tham gia làm việc ngay khi hoàn thành khóa học. Đặc biệt là các doanh nghiệp sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để hướng dẫn chi tiết.

– Chi phí thấp: Thực tế, thời gian học nghề thông thường chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có thể ngắn hơn đối với một số ngành nghề không đòi hỏi kỹ thuật cao. Do quá trình đào tạo không quá lâu, giúp cho gia đình của nhiều bạn học sinh có thể tối ưu về học phí, chi phí sinh hoạt,…thay vì bước tiếp vào giảng đường đại học.

– Làm việc nhanh chóng: Đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, điều trăn trở nhất chính là công việc làm để kiếm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Học nghề là phương án an toàn và nhanh chóng nhất để có được một công việc. Hiện nay nhiều trường đào tạo học nghề có các chương trình hỗ trợ việc làm cho học viên, mở ra cơ hội để các bạn được phát triển kỹ năng một cách thuần thục.

Học nghề sở hữu kỹ thuật vận dụng cao
Học nghề sở hữu kỹ thuật vận dụng cao

Nhược điểm:

– Giới hạn phát triển: Học nghề chỉ đơn thuần là làm những công việc có thiên hướng kỹ thuật, do đó nếu không thực sự có chí cầu tiến và ham học hỏi, bạn không thể nắm bắt được cơ hội phát triển vượt trội trong tương lai. Thu nhập của bản thân sẽ luôn dừng ở một mức nhất định, nếu học viên không sở hữu chứng chỉ lành nghề được cấp bởi trung tâm danh tiếng.

– Lao động nặng: Một số nghề nghiệp đòi hỏi ứng viên phải có sức khỏe tốt, ví dụ như làm việc cho các nhà máy, xí nghiệp,…Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn, đồng thời năng lực cũng không thể cải thiện và hoàn toàn có thể bị sa thải bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống.

Đánh giá việc học đại học hay học nghề là hợp lý

Thực tế, việc học đại học hay học nghề hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, điểm mạnh và điểm yếu của từng người khác nhau. Chúng ta có thể thấy ngay cả hai hình thức đều mang đến ưu điểm và nhược điểm hoàn toàn khác biệt. Do đó, nhiệm vụ của các bản là cần phải đánh giá tổng quan về năng lực và định hướng của bản thân, qua đó mới có thể đi đến quyết định lựa chọn hình thức học tập phù hợp.

Đánh giá tổng quan việc nên học đại học hay học nghề
Đánh giá tổng quan việc nên học đại học hay học nghề

Đối với những bạn lựa chọn tri thức về chuyên môn, về lý thuyết hoặc có nhu cầu sở hữu bằng cấp mang giá trị để phỏng vấn tại các doanh nghiệp lớn và kiếm về thu nhập ổn định, thì học đại học chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Hầu hết các trường đại học đều thiết lập lộ trình đào tạo kiến thức sâu rộng, trau dồi và tôi luyện cho sinh viên khả năng tư duy logic, nghiên cứu và phân tích về nhiều vấn đề trong công việc cũng như cuộc sống.

Mặc khác, các bạn học đại học cũng cần phải chấp nhận đầu tư một khoản chi phí lớn cho tri thức, lên chiến lược và thiết lập một kế hoạch học tập có định hướng cụ thể trước thị trường tuyển dụng đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Trong khi đó, những bạn có xu hướng muốn lựa chọn công việc về kỹ thuật, lý thuyết đi đôi với thực hành thì học nghề là giải pháp tối ưu cho sự nghiệp phát triển vượt trội của bạn trong tương lai. Các trung tâm sẽ mang đến cho học viên khóa học đào tạo chuyên sâu về thực hành, cơ hội việc làm cao và chi phí phù hợp với nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Điểm qua các ngành nghề có cơ hội việc làm cao

Học đại học hay học nghề không phải là vấn đề quan trọng, mà công việc cần làm của các bạn chính là lựa chọn cho bản thân một hướng đi phù hợp. Một nghề nghiệp tương thích với khả năng cũng như cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai. Dưới đây là thông tin về các ngành, nghề nên học.

Các ngành nên học đại học

Dưới đây là một số ngành học có triển vọng trong tương lai, giúp bạn có được nền tảng kiến thức vững chắc để phát triển. Ví dụ như:

  • Công nghệ thông tin: Ngành học đang có nhu cầu cao nhất về nguồn nhân lực xuất sắc. Đồng thời công nghệ chính là mấu chốt để mở ra kỷ nguyên phát triển của tất cả các lĩnh vực trên toàn thế giới.
  • Truyền thông – Marketing: Công nghệ truyền thông và từ khóa marketing phát triển vượt trội, tạo tiền đề cho một tương lai rộng mở đối với các sinh viên theo học nhóm ngành này, đặc biệt các bạn cũng có thể làm được nhiều vị trí công việc khác nhau.
  • Dịch vụ nhà hàng – Khách sạn: Sau đại dịch Covid-19, tất cả chúng ta đều nhận thấy làn sóng nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng tại Việt Nam bùng nổ, tạo tiền đề cho một nền kinh tế vững mạnh. Đây là minh chứng cho thấy các bạn nên cân nhắc lựa chọn nhóm ngành về dịch vụ.
  • Thương mại điện tử: Trong 3 năm trở lại đây, người tiêu dùng chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của nền tảng thương mại điện tử, với lưu lượng truy cập vào Shopee, Lazada, Tiki,…chưa bao giờ ngừng hạ nhiệt. Dự kiến sắp tới đây là một trong những lĩnh vực có bước tiến vượt trội nhất tại Việt Nam.

Các nghề nên học

Nhu cầu về nguồn nhân lực cho các công việc dạy nghề cũng dần tăng cao. Dưới đây là một số nghề mà bạn nên tham khảo:

  • Nghề thiết kế: Tuy là một nhóm nghề mới mẻ, nhưng sự phát triển của công nghệ 4.0 cho thấy nguồn nhân lực về thiết kế là điều không thể thiếu trong một tổ chức, công ty để có thể phục vụ nhu cầu của người dùng. Sở hữu kỹ năng về thiết kế đồ họa, truyền thông sẽ là tiền đề cho thu nhập hấp dẫn dành cho các ứng viên.
Nguồn nhân lực làm đẹp đang vô cùng cần thiếtNguồn nhân lực làm đẹp đang vô cùng cần thiết
Nguồn nhân lực làm đẹp đang vô cùng cần thiết
  • Nghề thẩm mỹ: Dù nhu cầu tiêu dùng có thể suy giảm tùy theo sản phẩm, nhưng lĩnh vực làm đẹp, thẩm mỹ luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực. Đây là cơ hội để các bạn trẻ khám phá và phát triển cơ hội nghề nghiệp cho bản thân. Tại đây, các bạn sẽ được học kiến thức về chăm sóc da, phun xăm, nail, trang điểm,…Nhiều trung tâm tạo cơ hội cho học viên làm việc tại các quốc gia trên thế giới như Canada, Hoa Kỳ.
  • Nghề làm bánh: Thay vì phải dấn thân vào công việc nặng nhọc như làm mộc, sửa xe,…Các bạn có khả năng khéo léo cùng một chút tài lẻ về nấu nướng, hoàn toàn có thể đến với công việc làm bánh. Học làm bánh giúp bạn tạo ra được nhiều sản phẩm dinh dưỡng, và cũng không kém tính sáng tạo đối với những chiếc bánh phức tạp.

Thông qua bài viết, chúng tôi đã mang đến thông tin tường tận về vấn đề nên học đại học hay học nghề. Qua đó giúp các bạn thoát khỏi cảm xúc mơ hồ, đồng thời thiết lập kế hoạch cụ thể cho sự nghiệp trong tương lai. Chúc các bạn vững tin và nỗ lực hết mình với mục tiêu bản thân đã lựa chọn.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan