banner thang 1
banner thang 1

Nghề nail có độc hại không? Cách bảo vệ sức khỏe bản thân


Việc tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất và sơn móng tay hàng ngày sẽ ít nhiều tác động đến sức khỏe chúng ta. Nghề nail có độc hại không và cách bảo vệ sức khỏe bản thân là thông tin các bạn đang theo nghề nên nắm vững. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm và biết cách khắc phục khi làm nghề nail.

Nghề nail có độc hại không?

Mỗi ngành nghề đều có nguyên nhân và chất xúc tác gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nghề làm nail cũng không ngoại lệ. Trong quá trình thực hiện dịch vụ cho khách sẽ có các yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến cơ thể bạn.

Nghề làm nail có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Nghề làm nail có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Nghề nail đang là một trong những ngành nghề hot mang lại nhiều cơ hội với thu nhập lớn cho các bạn trẻ. Đánh đổi lại điều đó, bạn có khả năng sẽ gặp phải những ảnh hưởng không tốt trong quá trình dài tiếp xúc và thực hiện.

Làm nail tác động đến cơ thể như thế nào?

Một số ảnh hưởng đến cơ thể bạn có thể gặp phải khi theo đuổi nghề nail trong thời gian dài có thể kể đến như:

Hóa chất tác động đến da tay

Với việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất có trong sơn móng tay và hầu hết sơn móng tay hiện nay đều chứa những chất độc hại, cụ thể:

  • Chất tẩy rửa móng tay (Aceton): có nồng độ cồn cao dẫn đến cay mắt và bỏng da tay nếu tiếp xúc nhiều với thời gian lâu.
  • Chất tẩy keo dán móng (Acetonitrile) gây khó chịu cho đường hô hấp, nếu dị ứng với thành phần có thể dẫn đến buồn nôn.
Nghề nail sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại
Nghề nail sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại
  • Tẩy sơn móng tay (Butyl Acetate) Đây là chất gây ảnh hưởng nhiều nhất cho vùng da nhạy cảm.
  • Sơn móng tay có chứa thành phần DBP phần lớn gây ra những vấn đề cho đường hô hấp và vùng mắt.
  • Chất làm lỏng móng tay (Ethyl methacrylate) đây là thành phần hóa học gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là những người mắc bệnh hen suyễn hoặc đang trong thai kỳ.
  • Toluen là thành phần có trong sơn móng tay và keo dán móng khiến vùng da đầu móng bị khô và thô ráp.

Ngoài ra, lưu huỳnh là thành phần có rất nhiều trong những nguyên liệu cho nghề nail cũng là một nguyên nhân gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của các chuyên viên. Chất này gây ra triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đau đầu và những triệu chứng khác nếu tiếp xúc trong một thời gian dài và liệu lượng lớn mà không có những biện pháp bảo hộ.

Hít thở bụi và hóa chất trong không gian kín

Nghề nail có độc hại không câu trả lời là có vì hàng ngày phải tiếp xúc nhiều với bụi bẩn trong không gian kín sẽ khiến đường hô hấp của bạn bị tổn hại. Trong quá trình làm nail cho khách có thể sử dụng đến các thiết bị để cắt, tỉa, làm nhám móng từ đó sẽ xuất hiện bụi trong không khí.

Không gian kín sẽ khiến các phân tử bụi bám lâu hơn
Không gian kín sẽ khiến các phân tử bụi bám lâu hơn

Phân tử bụi này nhỏ và dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thâm chí còn có thể bám vào niêm mạc mũi gây ra những tình trạng như: ho, nghẹt mũi, nặng hơn có thể gây ra các bệnh về viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Khi làm nail bạn luôn phải ngồi gần khách hàng để dễ thao tác, điều này còn tạo điều kiện cho các bụi bẩn dễ xâm nhập hơn.

Nguy cơ với bệnh truyền nhiễm

Các vật dụng sắc nhọn như: bấm móng, kềm hay các thiết bị: cà móng, hấp móng cũng là đường trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm. Bạn sẽ không thể đảm bảo rằng trong quá trình thực hiện sẽ không xảy ra những vấn đề như: trầy da, chảy máu…và gây ra những vấn đề không mong muốn.

Tiếp xúc trực tiếp và với khoảng cách gần sẽ khiến nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm và bệnh ngoài da của bạn cao hơn. Vì vậy, nếu thắc mắc nghề nail có độc hại không chắc hẳn bạn đã có đáp án. Đây cũng được xem là một trong những nguy cơ của nghề làm nail.

Trong quá trình làm nail khó thể tránh khỏi việc bị thương hay trầy da
Trong quá trình làm nail khó thể tránh khỏi việc bị thương hay trầy da

Cách khắc phục và bảo vệ bản thân

Nghề làm nail có độc hại không? Mặc dù nghề làm nail sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến cơ thể của bạn, nhưng nếu bạn biết cách ngăn ngừa và phòng chống sẽ giảm thiểu được hậu quả để lại, một số phương pháp nên được áp dụng có thể kể đến như:

  • Thiết kế tiệm nail thông thoáng, để những bụi bẩn sẽ không tồn tại trong không gian kín lâu.
  • Thường xuyên khử khuẩn dụng cụ làm nail để tránh được những bệnh truyền nhiễm.
  • Đeo khẩu trang khi thực hiện dịch vụ cho khách để ngăn cản bụi bẩn và các hóa chất.
  • Bảo quản các loại hóa chất làm nail để tránh trường hợp sử dụng nhầm hay hết hạn.
  • Sử dụng lượng hóa chất vừa đủ.
  • Hạn chế ăn uống gần khu vực bảo quản đồ nghề hoặc nếu có cần che đậy kỹ thức ăn, nước uống.
  • Rửa tay thật sạch trước khi ăn.
  • Không lấy tay dụi mắt, mũi, miệng để tránh trường hợp hóa chất truyền trực tiếp vào người.
Đảm bảo quy trình làm nail đạt chuẩn và vệ sinh
Đảm bảo quy trình làm nail đạt chuẩn và vệ sinh

Nghề nail có độc hại không chắc chắn là thông tin và câu hỏi được nhiều người đặt ra, mỗi ngành nghề đều có nguy cơ riêng nhưng nếu chúng ta biết cách bảo vệ bản thân thì làm nail sẽ không còn quá gây hại. Bài viết trên hy vọng đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích để có biện pháp phòng tránh các tác nhân đến từ nghề làm nail.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan