banner thang 1
banner thang 1

Nọng cằm có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục?


Nọng cằm có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người. Khi sở hữu nọng cằm, đầu tiên sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ và diện mạo của chị em trầm trọng. Thứ hai, nọng cằm còn biểu hiện phần nào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay bên dưới đây nhé!

Nọng cằm có nguy hiểm không?

Nọng cằm là từ dùng để gọi các mô mỡ thừa hình thành phía dưới phần cằm. Phần da ở cằm và cổ vì lớp mỡ thừa này mà bị chùng xuống. Tạo thành một lớp dày ở giữa cổ và cằm trông giống như cái cằm thứ hai. Nên những người có nọng cằm còn hay được gọi là cằm hai ngấn.

Nọng cằm là gì? Nọng cằm có nguy hiểm không?
Nọng cằm là gì? Nọng cằm có nguy hiểm không?

Nọng cằm có nguy hiểm không? Ngoại việc làm mất thẩm mỹ, nọng cằm còn là dấu hiệu nhận biết về tình trạng sức khỏe kém. Ngoài ra, còn là nguy cơ gây hại đến sức khỏe về lâu dài. Nếu không khắc phục kịp thời, sức khỏe cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

●      Hội chứng béo phì

Đầu tiên, phải kể đến nọng cằm là dấu hiệu nhận biết của việc thừa cân. Nọng cằm lớn bao nhiêu chứng tỏ tình trạng béo phì của bạn nghiêm trọng bấy nhiêu. Do đó, khi xuất hiện nọng cằm, bạn hãy nhanh chóng xem xét lại cân nặng và chỉ số BMI của mình.

●      Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan mật thiết với chiếc nọng cằm. Bởi lớp mỡ thừa dưới cằm sẽ chèn ép vách ngăn của cổ họng, khiến chúng lỏng lẻo. Và làm gián đoạn nhịp thở bình thường nhất là khi đi ngủ. Đây cũng chính là lý do của tình trạng ngáy ngủ ở nhiều người.

Những người mắc phải hội chứng này cũng có nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh cao huyết áp nhiều hơn. Đây là vấn đề nguy hiểm phải kể đến trong câu hỏi nọng cằm có nguy hiểm không.

●      Thoái hóa xương móng

Xương móng là phần xương hình chữ U nằm ở giữa gốc lưỡi, hàm dưới và sụn tuyến giáp. Khi lớn tuổi, các cơ bị suy yếu, vị trí của xương móng sẽ bị hạ thấp xuống và xương móng bị lộ ra ngoài. Đây vừa là nguyên nhân gây ra nọng cằm, vừa là nguy cơ sức khỏe mà nọng cằm gây ra.

Nọng cằm có thể gây thoái hóa xương cằm, dễ gây ra tình trạng thức ăn rơi vào khí quản
Nọng cằm có thể gây thoái hóa xương cằm, dễ gây ra tình trạng thức ăn rơi vào khí quản

Bởi xương móng là phần chịu trách nhiệm cho chuyển động nhai thức ăn. Khi xương móng thấp và bị nọng cằm chèn ép sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của con người. Thậm chí có thể khiến thức ăn, nước uống bị rơi vào khí quản (phế quản) khi nhai nuốt. Có thể gây nghẹt thở cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi hay phổi có dị vật.

Vì thế, với câu hỏi nọng cằm có nguy hiểm không thì câu trả lời là có mà còn rất nhiều. Khi xuất hiện nọng cằm, bạn nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục nó.

Nguyên nhân hình thành

Sau khi tìm hiểu nọng cằm có nguy hiểm không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục nó. Thông thường có 3 nguyên nhân chính chính như sau:

●      Thừa cân

Khi một người béo và nặng cân, khuôn mặt của họ cũng sẽ có thêm mỡ thừa. Đó là kết quả của việc phân bổ mỡ đều trên cơ thể. Và lớp mỡ tích tụ dưới cằm sẽ tạo ra chiếc cằm thứ hai cho gương mặt.

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở cả nam lẫn nữ, trong mọi độ tuổi. Đặc biệt là người trẻ tuổi, khi các cơ và da chưa bị lão hóa.

Thừa cân là nguyên nhân phổ biến hình thành nên nọng cằm
Thừa cân là nguyên nhân phổ biến hình thành nên nọng cằm

●      Da chảy xệ

Tình trạng da chảy xệ thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Đây là biểu hiện của quá trình lão hóa, càng lớn tuổi làn da sẽ càng mất tính đàn hồi tự nhiên. Chính vì thế mà phần da ở giữa cằm và cổ bị chùng xuống tạo nên nọng cằm.

Da thừa cũng có thể là hệ quả của việc cân nặng của bạn lên xuống quá nhiều lần. Khi da bị kéo căng co lại quá thường xuyên thì sẽ mất đi độ đàn hồi với có. Khiến nó bị chảy xệ, không ở vị trí ban đầu nữa.

 

Tình trạng xương và sụn mặt tiêu biến theo thời gian. Hay chất béo cơ thể giảm đột ngột do xuống cân nhanh cũng khiến da mặt bị thừa. Vì không thể trở lại tình trạng ban đầu trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, lực hấp dẫn của Trái Đất, ánh sáng Mặt Trời hay hút thuốc quá nhiều. tác nhân khiến da bạn sụt xuống cằm. Cũng là tác nhân khiến phần da cằm chảy xệ, dư thừa và treo lủng lẳng tạo thành nọng cằm.

●      Di truyền

Theo thống kê, các thành viên trong cùng gia đình sẽ có tình trạng nọng cằm giống nhau. Còn một số người và gia đình lại không xuất hiện nọng cằm. Bảng thống kê này dựa trên tình trạng sức khỏe và cân nặng của mỗi người bình thường.

Tuy nhiên, nguyên nhân này rất hiếm xảy ra. Thông thường nọng cằm hình thành chủ yếu ở hai nguyên nhân đầu tiên. Cũng có người bị nọng cằm do sự kết hợp giữa da cằm chảy xệ và cả thừa cân.

v
Một số người bị nọng cằm do cả nguyên nhân da chảy xệ lẫn thừa cân

Cách khắc phục

Nọng cằm có nguy hiểm không? Với câu trả lời là có, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách khắc phục ngay sau đây.

  • Giữ cân nặng theo đúng chỉ số BMI.
  • Giảm cân lành mạnh, không để cân nặng thay đổi quá đột ngột.
  • Thường xuyên tập thể dục cho cơ mặt và cơ cổ.
  • Có thể nhờ sự can thiệp của các phương pháp thẩm mỹ để khắc phục nọng cằm. Nhưng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và có sự tư vấn của các chuyên gia

Lời kết

Hẳn bạn đã có câu trả lời cho nọng cằm có nguy hiểm không rồi. Nếu thấy mình có nọng cằm, hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân. Và dựa vào nguyên nhân đó để khắc phục nhanh nhất có thể nhé!

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan