Những cách trị vết thâm ở chân lâu năm vô cùng hiệu quả bằng những nguyên liệu có sẵn trong tủ lạnh nhà bạn. Các phương pháp thiên nhiên này vô cùng lành tính cho da nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
Nếu bạn áp dụng thường xuyên và kiên trì, vết sẹo thâm sẽ sáng và mờ dần. Đừng bỏ qua bài viết này của Học Spa Online nếu bạn đang cần xóa những vết sẹo gây mất thẩm mỹ nhé!
Nguyên nhân hình thành sẹo thâm
Sẹo là hậu quả của những vết thương hở trên da khi chăm sóc không đúng cách và kỹ càng. Có thể hiểu đơn giản sẹo là sự tăng sinh các sợi collagen mới để làm liền mô tế bào đã hư tổn. Trong quá trình chăm sóc vùng da sẹo, nếu không cẩn thận, sẹo sẽ dần chuyển sang màu thâm tím.
Có không ít người quan tâm cách trị vết thâm ở chân lâu năm, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vì vị trí tay chân là bộ phận hoạt động và tiếp xúc với nhiều dụng cụ đồ vật, dễ gây ra tình trạng rách da, trầy da.
Những nguyên nhân thông thường gây nên tình trạng sẹo: tai nạn, côn trùng cắn, bệnh thủy đậu, phỏng bô, da bị trầy xước,…Khi sẹo hình thành càng lâu năm sẽ càng chai lì và thâm hơn theo thời gian.
Những cách trị vết thâm ở chân lâu năm
Trị thâm bằng nghệ
Nghệ tươi có lẽ là phương pháp đứng đầu trong danh sách cách trị vết thâm ở chân lâu năm hiệu quả. Trong nghệ có nhiều hoạt chất curcumin, hoạt chất này có khả năng đào thải hắc tố melanin gây thâm da. Đồng thời tái tạo tế bào mô da mới rất hiệu quả.
Nghệ tươi là phương pháp giúp cải thiện tình trạng thâm sẹo vô cùng tốt, và cũng rất lành tính an toàn với da. Bạn có thể dùng cho cả trẻ em, cho cả những vết muỗi đốt, chúng hoàn toàn không ảnh hưởng đến da mỏng manh của bé.
- Bước 1: Giã nhuyễn củ nghệ và lấy cả cái lẫn nước cho vào chén.
- Bước 2: Lấy phần nước cốt nghệ thoa đều lên vùng da cần trị thâm sẹo, kết hợp massage nhẹ nhàng trong 10 phút.
- Bước 3: Vệ sinh lại bằng nước sạch.
Trị vết thâm ở chân lâu năm với hành tây
Trong hành tây có tinh dầu cay, có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn và xóa thâm sẹo. Dầu trong hành tây có tác dụng loại bỏ mô tế bào cũ, sản sinh tế bào mới.
- Bước 1: Giã nhuyễn nửa củ hành tây.
- Bước 2: Vệ sinh vùng da thâm sẹo, đắp phần hành tây giã nhuyễn lên vùng sẹo.
- Bước 3: Đắp và giữ nguyên trong vòng 15 phút, massage nhẹ nhàng.
Trong hành tây có tinh dầu, mùi khá là hăng nồng nên sẽ gây khó chịu nếu bạn không quen sử dụng. Ngoài ra phương pháp này không nên sử dụng thường xuyên vì có thể gây bỏng rát, bào mòn da.
Trị sẹo thâm bằng rau má
Trong rau má có thành phần giúp giãn tĩnh mạch và làm mờ thâm sẹo. Bên cạnh đó còn có chất chống oxy hóa, ngăn việc sẹo tăng sinh quá mức và lan rộng. Nhiều người áp dụng cách trị vết thâm ở chân lâu năm bằng rau má và có hiệu quả khá tích cực.
- Bước 1: Rửa sạch và đun sôi rau má, sau đó chắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Để nguội và đổ vào chai lọ để dùng dần.
- Bước 3: Mỗi ngày lấy một lượng nước cốt rau má vừa đủ thoa đều lên bề mặt da.
- Bước 4: Massage nhẹ nhàng và giữ chúng trong vòng 15 phút trên da.
- Bước 5: Vệ sinh lại da bằng nước mát.
Trị vết thâm bằng nha đam
Với nguồn vitamin và chất cấp ẩm dồi dào trong nha đam, chúng giúp mô da được cấp một lượng nước và giảm sự căng cứng của sẹo. Đồng thời oxy hóa trong nha đam giúp ức chế sự phát triển của sợi collagen – tác nhân hình thành sẹo.
- Bước 1: Lột vỏ và cắt chúng thành từng miếng mỏng, chiều dài bằng một ngón tay.
- Bước 2: Sau khi vệ sinh da, dùng miếng nha đam đã cắt đắp trực tiếp lên vết thâm. Massage nhẹ nhàng để các hoạt chất thẩm thấu sâu vào bên trong da.
- Bước 3: Đắp và giữ trong vòng 15 phút rồi vệ sinh lại da bằng nước sạch.
Nha đam trị vết thâm ở chân lâu năm hiệu quả nhất là các vết côn trùng cắn, muỗi đốt. Sử dụng với tần suất từ 2 đến 3 lần một tuần để có hiệu quả tốt nhất. Nha đam là nguyên liệu an toàn cho làn da, có thể dùng có cả mẹ bầu sau sinh mà không lo ảnh hưởng đến làn da hay chất lượng sữa.
Những cách trị vết thâm ở chân lâu năm mà bài viết chia sẻ đều là những phương pháp dân gian được lưu truyền. Rất nhiều người đã kiên trì sử dụng và có hiệu quả bất ngờ.
Hy vọng các phương pháp trên có thể giúp bạn xóa đi những vết sẹo thâm chai lì. Trả lại một làn da mịn màng không thâm sẹo. Chúc bạn tìm được phương pháp phù hợp và thực hiện chúng thành công!
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Cách đắp mặt nạ đất sét đúng cách, hiệu quả và lưu ý
- 1 tuần nên đắp mặt nạ mấy lần để không gây tổn thương da?
Bình luận