Năm 2023, làn sóng việc làm vẫn chưa bao giờ ngừng hạ nhiệt, với sự phát triển vượt trội của công nghệ 4.0 cộng hưởng cùng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường. Qua đó, nhiều ngành nghề đang đối mặt với nguy cơ thất nghiệp rất cao. Dưới đây là các ngành nghề có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất tại Việt Nam.
Ngành Sư phạm
Theo nhiều chuyên gia tại Bộ Giáo dục & Đào tạo, cái tên đang đứng đầu trong danh sách các ngành xuất hiện tình trạng thừa nhân lực chính là Sư phạm. Dựa vào thống kê dữ liệu, thị trường lao động đang có hơn 35.000 giáo viên và chuẩn bị “chào đón” 10.000 sinh viên dư thừa thừa đứng trước thử thách về công việc trong tương lai. Qua đó, nhiều bạn trẻ theo đuổi lĩnh vực giảng dạy đang bày tỏ quan ngại đối với sự nghiệp của bản thân sau khi tốt nghiệp.
Một số nhận định cho rằng, tình trạng thất nghiệp đối với nhóm ngành này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Trong đó, chúng ta không thể bỏ qua thông tin về tác động của kế hoạch hóa gia đình, khiến cho lượng học sinh giảm sút đáng kể ở nhiều bậc học khác nhau. Đồng thời, chính việc hệ thống đào tạo của những trường đại học, cao đẳng về nhóm ngành sư phạm vẫn chưa được vận hành hợp lý, cần phải có những biển pháp kiểm soát bởi giáo dục là lĩnh vực nòng cốt để phát triển đất nước.
Ngành kế toán – kiểm toán
Khoảng thời gian 5 năm trước, kế toán là một ngành bùng nổ lượng thí sinh đăng ký học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Yêu cầu về điểm chuẩn trúng tuyển để trở thành kế toán viên tương lai luôn cao hơn rất nhiều so với chuyên ngành khác. Tuy nhiên, câu chuyện của hiện tại là hoàn toàn khác biệt, khi báo động đỏ về ngành kế toán cho thấy có đây là một trong những ngành nghề có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất.
Hiện nay, đáng quan tâm nhất phải kể đến sự ra đời của trí tuệ nhân tạo, một trong những nhân tố khiến cho công việc kế toán thông thường hoàn toàn có thể được giải quyết bằng máy móc. Đó là lý do vì sao các sinh viên nhóm ngành kế toán – kiểm toán cần phải trang bị cho bản thân kiến thức vững chắc, cập nhật phương pháp làm việc mới mẻ để phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Ngành quản trị kinh doanh
Trong thời đại hào nhoáng của những nhà lãnh đạo, của các doanh nghiệp “ăn nên làm ra” trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, khiến cho quản trị kinh doanh là một trong các ngành thu hút đông đảo học sinh nhất tại Việt nam. Theo một số nhận định, đây vẫn là ngành có rất nhiều cơ hội khi đất nước mở cửa thu hút đầu tư và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, để có thể vận dụng chính xác những kiến thức trên giảng đường, nâng cấp và phát triển công việc trong tương lai đối với các bạn trẻ là điều không hề đơn giản. Nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực về ngành quản trị kinh doanh cũng đang đòi hỏi và cạnh tranh khốc liệt hơn.
Đặc biệt, hệ thống kiến thức của ngành này không tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, mà các bạn sinh viên sẽ đầu tư thời gian học tập, nghiên cứu đa dạng vấn đề khác nhau như truyền thông – marketing, kế toán, tài chính và thậm chí có cả thiết kế, lập trình,… Một nền tảng kiến thức tổng quan có thể khiến cho các sinh viên trở nên mơ hồ, không định hướng rõ rệt cho tương lai, đây quản trị kinh doanh vào danh sách ngành nghề có tỉ lệ thất nghiệp cao.
Ngành sân khấu điện ảnh
Nhóm ngành về nghệ thuật chuyên đào tạo diễn xuất, âm nhạc, nhạc cụ,…hàng năm vẫn cung cấp cho thị trường một số lượng nhân lực khổng lồ, tuy nhiên người may mắn trở nên nổi tiếng, thành công với sự nghiệp điện ảnh lại rất ít. Hầu hết các bạn trẻ sau khi sở hữu tấm bằng sân khấu điện ảnh, sẵn sàng bước vào công ty giải trí hoặc môi trường làm việc chuyên nghiệp để phát triển, đều gặp phải tính trạng kiếm việc vô cùng khó khăn.
Thậm chí, có nhiều cử nhân đã bỏ cuộc và tìm kiếm một công việc khác để trang trải cuộc sống. Ánh hào quang của sân khấu không dành cho tất cả mọi người, khi có quá nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi đam mê của bản thân tại các trường cao đẳng, học viện,…Thất nghiệp vẫn sẽ luôn là nỗi lo lắng đối với các bạn diễn viên “vô danh”.
Ngành kỹ sư xây dựng
Hiện nay, số lượng nhóm ngành đào tạo về kỹ sư xây dựng rất nhiều. Do đó, lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng gia tăng sẽ xảy ra hiện tượng thừa nhân lực, các nhà tuyển dụng có yêu cầu cao về mặt kinh nghiệm, khiến cho các bạn trẻ mới ra trường không thể đáp ứng nhu cầu của công ty triệt để. Bên cạnh đó, bối cảnh công nghiệp xây dựng đang dần sa sút, và mất dần vị thế trước các nhóm ngành về công nghệ cũng là lý do khiến nhân lực trở nên dư thừa và được xếp vào ngành nghề có tỉ lệ thất nghiệp cao.
Thông qua bài viết, chúng tôi đã đề cập đến một số ngành nghề có tỉ lệ thất nghiệp cao. Hy vọng các bạn sẽ có được góc nhìn tổng quan, đồng thời thiết lập định hướng học tập cho bản thân đúng đắn để không rơi vào trường hợp khó tìm việc, mất việc làm.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Du học nghề Đức nên chọn ngành nào? Top những ngành hot nhất
- Hướng dẫn cách lập bảng kế hoạch học tập đúng chuẩn nhất
Bình luận