Lập kế hoạch luôn là bước đầu tiên mà học sinh, sinh viên cần thực hiện nhằm mục đích cải thiện thành tích của mình. Thế nhưng đây cũng là một trong những khó khăn của nhiều người khi không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để lập kế hoạch một cách hiệu quả. Nếu đang gặp vấn đề này, hãy theo dõi ngay hướng dẫn cách lập bảng kế hoạch học tập hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây.
Tại sao nên lập bảng kế hoạch học tập?
Sinh viên và học sinh cần xác định kế hoạch học tập của mình. Đây là hành động được đánh giá rất quan trọng nếu bạn muốn kết quả mình học tập thật tốt. Một bảng kế hoạch tốt mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh. Tiêu biểu nhất chính là giúp học sinh nâng cao hiệu quả và quản lý tốt thời gian trong ngày của mình.
Không những thế, việc có kế hoạch học tập sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề phát sinh, người học không cảm thấy quá tải hay áp lực trước các bài học. Đồng thời sẽ chủ động hơn trong việc học và tiếp cận các kiến thức mới.
Có thể nói, bảng kế hoạch học tập có vai trò rất lớn đối với học sinh, sinh viên. Do đó, bản thân mỗi học sinh, sinh viên cần có bảng lập kế hoạch học tập của riêng mình và áp dụng chúng một cách thường xuyên, hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách lập bảng kế hoạch học tập
Để không gặp phải nhiều khó khăn khi lập kế hoạch, hãy tham khảo và áp dụng ngay hướng dẫn cách lập bảng kế hoạch học tập ngay dưới đây:
Xác định mục tiêu học tập
Trước khi bắt đầu, mỗi chúng ta cần phải xác định được mục tiêu của việc học, học để làm gì? Học để đạt được điều gì? …. Nếu là một ngành học mới, hãy biết được mục đích học ngành đó là gì? Nếu học nghề mới, hãy xác định mục tiêu của việc học? … Tùy vào mong muốn của bản thân, mỗi người sẽ có một mục tiêu khác nhau. Hãy lập ra các mục tiêu nhỏ trước khi đưa ra mục tiêu lớn. Bởi lẽ những ai mới tập tành lập kế hoạch nên đi từng bước để làm quen với điều này.
Mục tiêu chính là động lực để chúng ta có thể vượt qua khó khăn và phấn đấu đến cùng. Không những thế, sau khi đạt được mục tiêu nhỏ, chúng ta sẽ có những mục tiêu lớn. Vậy nên việc lập mục tiêu rất quan trọng. Nó đòi hỏi sự nghiêm túc và cam kết bản thân phải đạt được.
Chủ động tìm hiểu về chương trình học
Nếu bắt đầu học một kiến thức mới, ngành học, nghề học mới, trước tiên hãy tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan trên mạng internet, blog, từ các anh chị đi trước, … Từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về những gì chúng ta sẽ được học trong thời gian tới. Đây cũng chính là gợi ý để bạn biết rằng bản thân sẽ đối diện với những gì và chuẩn bị tinh thần tốt nhất.
Phân tích thói quen và tính cách của bản thân
Để lập kế hoạch phù hợp với bản thân nhất, người lập phải hiểu rõ thói quen và tính cách của bản thân mình. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ được những phương pháp học không phù hợp với mình. Ví dụ bạn cảm thấy học buổi tối sẽ hiệu quả hơn. Hãy sắp lịch học dày vào buổi tối. Hay bạn thấy học tại môi trường thư viện tốt hơn, hãy học tập tại thư viện,… Thói quen học ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học, nên bạn hãy quan tâm nhiều hơn về vấn đề này.
Xem xét lại thời gian, lịch học hiện tại của mình
Hiện tại thời gian học tại trường như thế nào, học nhóm như thế nào, học thêm như thế nào, thời gian chiếm bao nhiêu. Bạn nên liệt kê thời khóa biểu của mình để nắm được mình còn rảnh bao nhiêu thời gian và thuộc khung thời gian nào. Việc nắm được thời gian sẽ giúp ích rất nhiều khi lập kế hoạch học tập của bạn.
Xác định tất cả những gì bạn cần học và sẽ học
Mỗi khối lớp sẽ có chương trình học và các môn học khác nhau. Để hoàn thành được bảng kế hoạch học tập chi tiết nhất, bạn cần liệt kê cho mình tất cả những gì sẽ học. Sau đó sắp xếp và đưa vào thời gian biểu của mình. Bạn cũng có thể dựa vào thời khóa biểu học trên lớp để tạo ra một thời gian biểu bám sát chương trình học hơn.
Áp dụng và đánh giá
Sau khi đã hoàn thành bảng kế hoạch học tập, hãy thực hiện trong vòng 1 tuần và đánh giá lại chất lượng mình đạt được khi bám sát kế hoạch. Trong trường hợp kết quả học xấu hơn, chúng ta nên xem xét lại sự phân bổ thời gian học cũng như tính tập trung của bản thân, từ đó thay đổi bản kế hoạch khả thi hơn.
Ngược lại, kết quả mang lại tốt, hãy tiếp tục phát huy những ưu điểm và cố gắng làm bảng kế hoạch dài hạn với các môn học tiếp theo.
Thay đổi kế hoạch học tập nếu có phát sinh
Việc phát sinh trong quá trình thực hiện là điều khó tránh khỏi. Do đó chúng ta luôn chuẩn bị tâm thế thay đổi bảng kế hoạch nếu có phát sinh. Lưu ý khi thay đổi bảng kế hoạch hãy đảm bảo phân bổ môn học cũng như thời gian học một cách rõ nét, cụ thể, tránh trường hợp học dồn hoặc cố gắng nhét các môn học vào cùng 1 ngày vì như vậy kết quả mang lại không đúng với mục đích ban đầu.
Một số mẫu kế hoạch học tập tham khảo
Để dễ hình dung, bạn có thể tham khảo một số kế hoạch học tập, từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như vận dụng vào bảng kế hoạch của mình:
Một số lưu ý khi lập bảng kế hoạch học tập
Để kết quả học tập đạt tốt nhất, song song với việc áp dụng cách lập kế hoạch học tập của riêng mình, bản thân sinh viên, học sinh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nên thiết lập mục tiêu dài hạn và ngắn hạn để có thể đạt mục tiêu một cách từ từ.
- Xác định đúng những hạng mục kiến thức ưu tiên để sắp xếp thời gian của mình.
- Luôn dành thời gian để vui chơi, giải trí, hoạt động khác nhằm mục đích thư giãn tinh thần.
- Chỉ học khi thật sự yêu thích, không gò ép bản thân vì như vậy kiến thức sẽ không đọng trong não và trí nhớ.
- Theo sát kế hoạch học tập của mình, đánh dấu các mục tiêu đã đạt được để đi đến những mục tiêu tiếp theo. Hoặc bạn cũng có thể tự thưởng cho bản thân để lấy lại tinh thần, động lực, tiếp tục cho việc học.
- Sử dụng phần mềm lập kế hoạch học tập để hỗ trợ tốt hơn trong việc quản lý cũng như thực hiện kế hoạch.
Lập kế hoạch học tập là một thói quen rất tốt dành cho học sinh, sinh viên muốn đạt kết quả tốt. Không những vậy, với kế hoạch được định sẵn, chúng ta cũng không bị mất quá nhiều thời gian cho việc hôm nay học gì, đồng thời củng cố được kiến thức một cách dễ dàng. Hy vọng với cách lập bảng kế hoạch học tập được kể trên, bạn đọc sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch dành riêng cho mình. Chúc bạn thành công và đạt kết quả học tốt nhất.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Học không giỏi nên học ngành gì? Gợi ý một số ngành nghề cho bạn
- Con gái thi khối D nên chọn ngành gì để có thu nhập cao?
Bình luận